Thiết kế đảo bếp đa chức năng ngày càng trở nên phổ biến trong căn bếp hiện đại. Không chỉ đóng vai trò trang trí, đảo bếp còn mang tới khu vực đầy đủ tiện nghi, là nơi ‘giữ lửa’ cho ngôi nhà, giúp không khí gia đình trở nên ấm cúng, thú vị hơn.
Ảnh: NoortjeKnulst
Đảo bếp là một phần thiết yếu của các thiết kế không gian bếp lớn, giúp tăng không gian quầy, không gian lưu trữ, không gian ăn uống cũng như mang tới điểm trực quan cho khu vực bếp. Nếu như trước đây, chúng ít được áp dụng thì trong thiết kế căn bếp hiện đại, đảo bếp lại là một lựa chọn tối ưu, được ứng dụng trong không gian bếp của mỗi gia đình, không chỉ là nơi ‘trung chuyển’ thức ăn hay đồ đạc mà còn là nơi sơ chế, ăn nhẹ, quầy bar nhỏ…
Ảnh: Jeremie Warshafsky
Vì phục vụ nhiều chức năng khác nhau nên có nhiều kiểu thiết kế, chỉ cần một số ghế đẩu, ghế thông thường, bồn rửa, ngăn kéo hoặc thậm chí máy rửa chén, lò vi sóng bạn đã có thể tạo nên một đảo bếp tiện nghi.
Để xác định các yếu tố cần và đủ để thiết kế đảo bếp đa chức năng, bạn cần xác định mục đích chính hoặc trọng tâm khi xây dựng. Đây có thể là nơi dừng chân để dùng điểm tâm sáng hay là không gian giải trí cho khách, để mở rộng nhà bếp hay một mục đích khác? Với chức năng của đảo bếp cùng với các yêu cầu tiếp cận cơ bản, đòi hỏi đảo bếp phải đáp ứng được các tiêu chí.
Dưới đây là một số yếu tố cần thiết S-home Việt Nam gợi ý cho bạn đọc để thiết kế một không gian đảo bếp đa chức năng hiện đại và đầy tiện nghi:
Kích cỡ
Ảnh: Haruo Mikami
Kích thước đảo bếp là điều vô cùng quan trọng quyết định tới yếu tố thẩm mỹ cũng như chức năng. Một đảo bếp quá lớn sẽ làm lấn át cả khu vực bếp và hạn chế sự di chuyển, cản trở quy trình làm việc trong trường hợp một người nấu ăn hoặc một người rửa bát, qua đó giảm chức năng của không gian.
Ảnh: Adrien Williams
Vì vậy, một bàn đảo nên có ít nhất nên có lối đi xung quanh khoảng 1m2, vừa đủ chỗ cho các thiết bị khi mở và giúp mọi người đi lại thoải mái.
Ngược lại, một bàn đảo quá nhỏ không nhất thiết phải có đầy đủ không gian quầy, không gian lưu trữ, các thiết bị và không gian chỗ ngồi. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng xe đẩy hoặc bàn. Nếu khu vực bếp nhỏ, đảo bếp phải có chiều dài nhỏ hơn 1m. Do vậy, một đảo bếp lý tưởng nên rộng tối thiểu 1 m và dài ít nhất 1.2 m để chứa được cả tủ đôi hoặc quầy bar. Khu vực bếp ít nhất phải dài 4 m và chiều cao của bàn đảo thường từ 0,9 m – 1.6 m để tạo sự thoải mái nhất.
Ảnh: Sean Airhart
Chiều cao của bàn đảo khoảng 1m6 thường có hai cấp độ hoặc tầng để làm chỗ ngồi và không gian quầy riêng biệt. Các đảo hai tầng cho phép thiết kế và biến thể sáng tạo hơn nhưng những chiếc bàn cao dài đôi khi cũng đơn giản hơn và dễ dàng hơn so với sự đồng nhất ở trên.
Các thiết bị gia dụng
Ảnh: FotoRadar Marcin Mularczyk
Tùy thuộc vào kích thước bếp và quy trình làm việc mong muốn của người dùng mà đảo bếp có số lượng thiết bị gia dụng khác nhau, bao gồm bồn rửa, lò vi sóng, máy rửa chén hoặc thậm chí là bếp. Đối với các nhà thiết kế, để đảo bếp tối giản nhất chỉ nên có thêm các ngăn kéo và tủ trên đảo cùng quầy bar ăn sáng hoặc chỗ ngồi.
Ảnh: David Barbour
Đối với những khách hàng là người yêu bếp, thích nấu ăn và muốn mở rộng thêm các trạm bếp và bồn rửa, việc thêm các thiết bị này cần cẩn trọng. Một bồn rửa đảo phải đi kèm với máy rửa chén đảo hoặc đặt gần với máy rửa chén kê sát tường.
Ảnh: Ketsiree Wongwan
Nếu một mặt bếp được tích hợp, tốt nhất bạn nên bỏ quầy bar ăn sáng và phải xem xét cài đặt chụp hút mùi sao cho hợp lý nhất.
Cuối cùng, việc thiết kế thêm ổ điện tại đảo bếp sẽ rất thuận tiện trong quá trình nấu ăn và thoải mái cho khách ngồi tại quầy bar ăn sáng. Để tránh đảo bếp trông chật chội vì các thiết bị gia dụng, bạn nên cân nhắc những thiết bị cần thiết thay vì đưa tất cả vào một không gian.
Quy trình làm việc
Ảnh: David St. George
Đối với bất kì không gian nội thất nào, việc nhà thiết kế phải xem xét các luồng chuyển động và các điểm dừng chân cũng như thói quen của gia chủ, mối liên hệ của các thiết bị quanh đó vô cùng quan trọng. Ví dụ khi rửa bát, bồn rửa nên để gần máy rửa chén và kệ bát giúp quá trình làm việc thuận tiện, hiệu quả hơn.
Tương tự như vậy, quầy bar ăn sáng không nên đặt sát khu vực bếp nấu ăn, dễ tiếp xúc trực tiếp với khói và hơi nóng khi nấu.
Ảnh: Do Mal o Menos
Hơn nữa, bạn nên ‘nằm lòng’ quy tắc tam giác vàng trong gian bếp – tức là mặt bếp, bồn rửa, tủ lạnh hoặc lò nướng nên cách nhau từ 1.2 m – 2.7 m. Quy tắc này là lý do quan trọng tại sao không nên để quá nhiều đồ trong đảo bếp và việc tuân thủ tam giác vàng trong gian bếp sẽ giúp người dùng làm việc thoải mái hơn.
Ảnh: Imagen Sublimina
Một điều quan trọng nữa, mặc dù bạn luôn hy vọng đảo bếp có thể chứa càng nhiều chỗ ngồi càng tốt nhưng khi xếp quá gần nhau lại khiến người dùng bữa cảm thấy khó chịu, ức chế khi vô tình chạm khuỷu tay vào nhau.
Kho lưu trữ
Cần cân nhắc nơi lưu trữ đồ với các thiết bị gia dụng và quy trình làm việc để hỗ trợ, tối đa hóa không gian lưu trữ trong đảo bếp. Nếu có tủ và ngăn kéo rộng, bạn có thể ưu tiên thêm những thiết bị gia dụng hoặc mở rộng quầy bar ăn sáng. Nếu tập trung chủ yếu vào nơi trữ đồ, bạn buộc phải hy sinh một trong những chức năng khác của đảo bếp.
Ảnh: Hey! Cheese
Điều này đòi hỏi những ngăn tủ phải đủ độ cao và chiều sâu bên cạnh đồ gia dụng và yêu cầu kích thước cơ bản.
Ánh sáng
Điều cuối cùng trong thiết kế đảo bếp đa năng chính là hệ thống chiếu sáng – điểm nhấn có thể tạo ra sự khác biệt về mặt thẩm mỹ vì có nhiều đảo bếp được kết hợp tinh tế giữa các đèn chiếu sáng.
Đối với đảo bếp có quầy ăn sáng và bếp nấu, ánh sáng đầy đủ là yếu tố quan trọng để người dùng thấy rõ thức ăn dù cho đang ăn hay đang nấu.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất nhà hay không gian bếp để ngôi nhà mình trở nên tiện nghi, hiện dại hơn thì hãy liên hệ ngay với S-home Việt Nam để chúng tôi thực hiện giúp bạn nhé!
Liên hệ hotline: 090.396.1898
Hạ Nhiên (Nguồn: Archdaily)